Các nhân tố sau đây là cần thiết để có được mối hàn hồ quang có chất lượng:
2. Kích thước que hàn hợp lý: tùy từng chiều dày vật hàn mà ta dùng các loại kích thước que hàn khác nhau. Với trường hợp hàn 1 lớp, có thể chọn đường kính d của que hàn theo công thức thực nghiệm sau:
– Hàn giáp mối: d = s/2 + 1, với s là chiều dày tấm hàn,
– Hàn góc: d = k/2 + 2, với k là cạnh mối hàn.
Nếu trường hợp chiều dày tấm hoặc cạnh mối hàn lớn hơn tới mức đường kính que hàn > 6.3 mm thì khi đó các mối hàn được thực hiện bằng nhiều lớp. Với lớp đầu thường dùng que hàn đường kính 2.5 hoặc 3.2 mm.
Để chọn cường độ dòng hàn có thể áp dụng các công thức thực nghiệm sau:
– Hàn sấp: I = K.d
– Hàn đứng: I = 0,9.K.d
– Hàn trần: I = 0,8.K.d
Trong đó: d là đường kính que hàn, K là hệ số được cho như sau:
d[mm] 1÷2 3÷4 5÷6
K[A/mm] 30÷35 35÷40 45÷50
4. Chiều dài hồ quang hợp lý
Chiều dài hồ quang hợp lý là sấp xỉ đường kính của điện cực hàn.
5. Tốc độ di chuyển hợp lý
Tốc độ di chuyển que hàn hay vận tốc hàn phụ thuộc vào tốc độ chảy của que hàn. Tốc độ chảy lại phụ thuộc vào vật liệu và dòng điện hàn.
6. Góc độ que hàn hợp lý
Góc que hàn luôn phải cố định trong suốt đường hàn, thông thường que hàn nghiêng với đường hàn 1 góc từ 10 đến 20º.
7. Kỹ thuật thao tác hợp lý